Nguyên Tắc Chế Độ Ăn Giúp Ổn Định Đường Huyết
Nội dung bài viết
- CHIA NHỎ BỮA ĂN
Khả năng điều hòa đường huyết của bệnh nhân đại tháo đường bị giảm sút nên bệnh nhân vừa có nguy cơ tăng đường huyết sau ăn vừa có nguy cơ hạ đường huyết ở xa bữa ăn. Do vậy, một bữa ăn quá lớn làm bệnh nhân có nguy có tăng đường huyết sau ăn và 2 bữa ăn cách xa nhau làm bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết ở xa bữa ăn. Để phỏng tránh 2 biến chứng này bệnh nhân chỉ cần chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.
- SỬ DỤNG THỰC PHẨM CÓ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYỆT THẤP
Chỉ số đường huyệt của thực phẩm (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc glucose).
Những thực phẩm có GI cao là những thực phẩm có khả năng làm tăng NHANH và tăng NHIỀU đường huyết sau ăn. Ngược lại, những thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm có khả năng làm tăng CHẬM và tăng THẬP đường huyết sau ăn. Do vậy, những thực phân có GI thấp giúp đường huyết ổn định trong thời gian dài. Tham khảo kì 8 Chỉ Số Đường Huyết của Thực Phẩm.
- ỔN ĐỊNH LƯỢNG HÀM CHẤT BỘT ĐƯỜNG Ở MỖI THỜI GIAN CÓ ĐỊNH TRONG NGÀY
Nếu bạn ăn một bữa tối lớn ngày hôm nay và một bữa tối nhỏ vào ngày hôm sau sẽ làm đường huyết đao động quả nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết và hậu quả là không kiểm soát đường huyết tốt. Do vậy, chế độ ăn cần có hàm chất bột đường giống nhau ở mỗi thời gian cố định trong ngày.
Để ổn định hàm lượng chất bột đường vào các bữa ăn, bạn tham khảo tính năng Tra cứu để biết hàm lượng chất bột đường của các món ăn và tính năng Xây dựng khẩu phần để hiểu thêm về các đơn vị chuyển đổi thực phẩm nhóm ngũ cốc