Chế Độ Ăn Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường

Nội dung bài viết

1. Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Không yêu cầu chính xác người bệnh tiểu đường phải ăn những loại thực phẩm nào hay lượng bao nhiêu, người bệnh vẫn có thể chế biến theo khẩu vị và sở thích. Tuy nhiên cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng sau đây để đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết.

Chế độ ăn có vai trò quan trọng với sức khỏe và tình trạng bệnh tiểu đường

Chế độ ăn có vai trò quan trọng với sức khỏe và tình trạng bệnh tiểu đường

1.1. Ăn uống vừa đủ

Không nên quá kiêng khem trong ăn uống hàng ngày, người bệnh tiểu đường vẫn phải ăn uống vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng và cơ thể khỏe mạnh. Ăn quá ít sẽ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao.

1.2. Ăn đủ bữa

Nên ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày, cố định giờ ăn mỗi ngày để tránh tình trạng quá đói hoặc quá no khiến đường huyết không ổn định. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn mỗi ngày, thêm bữa ăn phụ vào bữa tối để tránh quá đói vào nửa đêm.

1.3. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Ngoài quan tâm đến thực phẩm ăn hàng ngày, cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày ít nhất là 40 ml trên mỗi kg cân nặng.

1.4. Đa dạng thực phẩm

Không nên cực đoan ăn một số loại thực phẩm nhất định mà cần đa dạng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Không nên cực đoan ăn một số loại thực phẩm nhất định mà cần đa dạng

Không nên cực đoan ăn một số loại thực phẩm nhất định mà cần đa dạng

2. Chế độ ăn của người tiểu đường như thế nào?

Dưới đây là những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cần được kiểm soát ở mức độ phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

2.1. Người tiểu đường nên tăng cường thực phẩm giàu protein

Tiêu biểu là thịt nạc có chứa nhiều đạm, ít chất béo bão hòa, phù hợp bổ sung năng lượng mà không làm tăng đường huyết hay biến chứng tiểu đường.

Nếu bạn ăn chay, có thể bổ sung đạm từ các loại quả hạch, đậu, đậu phụ nhưng cũng cần kiểm soát lượng ăn vừa đủ bởi chúng cũng chứa nhiều calo và chất béo. Cụ thể:

Nguồn đạm nên ăn

  • Thịt gà tây, gà ta không da.

  • Các loại cá béo như cá trích, cà hồi,...

  • Sữa chua.

  • Các loại đậu.

  • Hạt óc chó, hạnh nhân.

  • Trứng.

  • Đậu phụ.

Người tiểu đường nên bổ sung đạm từ các loại đậu, hạt

Người tiểu đường nên bổ sung đạm từ các loại đậu, hạt

Nguồn đạm không nên ăn

  • Các món ăn nhanh, nhẹ như giăm bông, xúc xích, thịt nguội, bò nướng, hotdog, gà tây nướng, lạp xưởng,...

  • Thịt bò khô, thịt heo xông khói.

  • Các loại hạt tẩm gia vị, ướp cay hoặc ướp mật ong.

  • Thức uống ngọt.

2.2. Người tiểu đường nên dùng loại ngũ cốc phù hợp

Chất đường, bột có thể làm tăng nhanh đường huyết nên người tiểu đường nên kiểm soát tốt lượng thực phẩm bổ sung loại chất này, tuy nhiên không cần kiêng hoàn toàn.

Dưới đây là những loại ngũ cốc nên ăn và không nên ăn với bệnh nhân tiểu đường:

Nên ăn

  • Gạo hữu cơ, gạo lứt.

  • Bánh mì, mì từ ngũ cốc nguyên hạt.

Không nên ăn

  • Bánh mì, bánh ngọt.

  • Gạo trắng.

  • Các loại mỳ, nui.

  • Ngũ cốc ăn sáng có đường, sữa.

2.3. Người tiểu đường nên dùng sữa từ nguồn phù hợp

Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây béo phì, tăng cân, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường nên nhóm thực phẩm này cần được kiểm soát khắt khe với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không cần phải kiêng bỏ hoàn toàn, bạn vẫn có thể sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa tách béo trong bữa ăn của mình đế cung cấp dinh dưỡng mà không làm đường huyết tăng cao.

Người tiểu đường có thể dùng sữa tách béo

Người tiểu đường có thể dùng sữa tách béo

Sản phẩm từ sữa nên dùng

  • Sữa tách béo.

  • Sữa chua tách béo không đường.

  • Phô mai tách béo 1 phần.

  • Phô mai tách béo dạng đặc ít muối.

  • Sữa chua uống lên men tách béo, không đường.

Sản phẩm từ sữa không nên dùng

  • Sữa chua uống nguyên béo có đường.

  • Sữa chua nguyên béo.

  • Sữa nguyên béo hoặc tách béo 2%.

  • Sô cô la trắng và các loại bánh kẹo, phô mai từ sữa.

2.4. Người tiểu đường nên tăng cường ăn các loại rau củ

Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ qua các loại rau củ, đây là nguồn dinh dưỡng bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt. Hơn nữa, trong rau củ quả thường không chứa hoặc chứa lượng ít tinh bột, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường do không làm tăng nhanh đường huyết. 

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường, nên có 50% là rau không có tinh bột, cụ thể bao gồm:

Rau không tinh bột

  • Các loại rau lá xanh.

  • Măng tây.

  • Củ sắn.

  • Hành, tiêu.

  • Tâm hoa Atiso.

  • Cải Brussel.

Các loại rau có tinh bột

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn với các thực phẩm là: khoai lang, khoai mỡ, đậu hà lan, củ cải đường, bắp,...

2.5. Người bị tiểu đường nên chú ý chọn lọc trái cây

Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần đặc biệt tránh xa các loại trái cây chứa nhiều tinh bột đường. Nếu ăn nhiều cùng lúc, người bệnh có thể gặp nguy hiểm do đường huyết tăng cao gây biến chứng.

Cần lựa chọn đúng loại và đúng lượng trái cây phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt tính toán lượng đường và tinh bột có trong chúng. Nên tránh trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp, siro trái cây, các loại sinh tố thêm đường, sữa,... hoặc nếu sử dụng cần chọn loại có ít đường và chất béo.

Người tiểu đường nên chọn ăn trái cây chứa ít tinh bột đường

Người tiểu đường nên chọn ăn trái cây chứa ít tinh bột đường

Để kiểm tra chế độ ăn của người tiểu đường đã phù hợp hay chưa, bạn có thể theo dõi đường huyết sau khi ăn ở những khoảng thời gian nhất định. Nếu lượng đường trong máu không tăng quá đột ngột sau ăn thì nghĩa là có thể duy trì khẩu phần ăn tương tự, ngược lại cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường hay chất béo.

Nguồn: medlatec.vn