Bị Ung Thư Phổi Ăn Gì Tốt

Nội dung bài viết

Trên thế giới hiện nay, bệnh ung thư phổi đang là bệnh lý ác tính và có tỷ lệ tỷ vong rất cao. Người bệnh ngoài việc chấp hành đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng cần quan tâm nhiều đến chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng và nâng cao thể trạng ngăn cản các khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh ung thư phổi cần ăn gì để cải thiện triệu chứng của bệnh.

1. Mắc bệnh ung thư phổi nên ăn gì?

Ung thư phổi cũng giống như nhiều loại ung thư khác, để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao người bệnh ngoài việc chú trọng điều trị cũng cần chú ý đến việc ăn uống giúp tăng hiệu quả điều trị cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Người nhà bệnh nhân và người bệnh cần lựa chọn những dòng thực phẩm dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị với người bệnh, bữa ăn nên chia nhỏ và tránh các loại đồ uống kích thích, có hại cho sức khỏe,...Vậy bệnh ung thư phổi nên ăn gì?

1.1. Các thực phẩm giàu protein

Protein được biết đến là chất giúp sửa chữa tổn thương ở mô và tế bào, là thành phần chính đóng vai trò củng cố hệ thống miễn dịch cũng như nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động sống hằng ngày cũng như chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài. Mỗi ngày người bệnh nên tiêu thụ từ 20-30g protein tỏng bữa ăn. Protein được tìm thấy nhiều trong thịt nạc, thịt gà, trứng, sữa đậu nành, cá,... tuy nhiên nên hạn chế thịt mỡ và thịt đỏ.

1.2. Các loại rau củ quả

Bên cạnh bổ sung protein thì bổ sung vitamin dồi dào và chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong các loại hoa quả và rau củ tươi trong thực đơn hằng ngày là điều rất cần thiết. Người bệnh cần đa dạng các món rau, đặc biệt là nên tăng cường 5 phần rau củ và trái cây mỗi ngày.

Rau củ và trái cây có tác dụng vá lành tổn thương của các tổ chức mô trong cơ thể. Dưới đây là một số loại rau củ quả tốt cho người bệnh mắc ung thư phổi như:

  • Quả táo và lê: Trong các loại quả này chứa chất Phytochemical có khả năng chống lại các tế bào ung thư và hạn chế quá trình xơ hóa phổi.
  • Cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều phytochemical/axit chlorogenic giúp đẩy lùi sự phát triển và di căn của khối u ác tính ở phổi.
  • Gừng: Chất 6-shogaol được tìm thấy trong gừng là một hợp chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi phát triển, hiệu quả cao trong giảm khả năng di căn của khối u và giúp người bệnh đỡ buồn nôn khi thực hiện hóa trị.
  • Trà xanh: Theaflavin và Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có trong trà xanh có thể thúc đẩy công dụng của các loại thuốc dùng để điều trị ung thư phổi;
  • Rau cải xoong: loại rau này có chứa nhiều Isothiocyanates là một hợp chất giúp ức chế sự phân chia của các tế bào gây ung thư và tăng cường tác dụng của các phương pháp xạ trị. Đây là thực phẩm tuyệt vời dành cho những ai bị chẩn đoán mắc ung thư phổi.
  • Cà chua: Trong cà chua có chứa hợp chất Lycopene có thể hạn chế khả năng phân chia tế bào ung thư, ngăn chặn sự nhân rộng và lây lan và nhân rộng của tế bào ung thư. Ngoài ra, Lycopene còn giúp kháng viêm giúp đẩy lùi sự tiến triển của căn bệnh ung thư.
  • Trà xanh: Trong trà canh có chứa Epigallocatechin-3-gallate và Theaflavin có thể thúc đẩy công dụng của các loại thuốc đang sử dụng để điều trị ung thư phổi.
  • Người bệnh nên uống đầy đủ lượng nước cho cơ thể, có thể bổ sung bằng đường uống như nước lọc, nước trái cây hoặc các món ăn có chứa nhiều nước như: các món súp, canh,...

1.3. Ngũ cốc nguyên hạt

Nếu người bệnh còn băn khoăn ung thư phổi ăn gì thì không thể bỏ qua các loại ngũ cốc nguyên hạt. Trong thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho việc kích thích bộ não tiết ra Serotonin kích thích cảm giác thèm ăn và làm giảm cảm giác lo âu của cơ thể.

Ngoài ra, các loại hạt đậu và ngũ cốc có chứa nhiều chất béo có lợi từ dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương,...hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, ngô, lúa,.. rất tốt cho người bệnh mắc ung thư phổi.

Nhìn chung việc xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý là một trong những yếu tố quyết định điều trị ung thư phổi hiệu quả nhất là ung thư phổi cấp tính.

1.4. Tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe chống lại ung thư

Ngoài việc đưa ra lời khuyên tăng cường sức khỏe qua đường ăn uống thì việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ góp phần hạn chế nguy cơ mắc phải những bệnh lý mạn tính cũng như góp phần đẩy lùi căn bệnh ung thư phổi. Người bệnh nên xây dựng cho bản thân mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút/ngày để tập luyện thể dục qua các bộ môn như đạp xe, nhảy dây, đi bộ, yoga, bơi lội,...

Người bệnh không nên tự ý bổ sung thực phẩm chức năng hay bất kỳ thực phẩm nào mà chưa có sự tư vấn từ chuyên viên y tế. Do có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây tương tác thuốc điều trị ung thư khác đang dùng. Trong quá trình điều trị ung thư phổi, người bệnh không nên sử dụng những thực phẩm cau nong, chứa nhiều chất béo vì có thể xảy ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc chán ăn,..làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, xạ trị và hóa trị.

2. Người bệnh mắc ung thư phổi không nên ăn gì?

Ngoài những lời khuyên cho người bệnh mắc bệnh ung thư phổi nên ăn gì thì việc kiêng ăn gì khi mắc bệnh cũng là việc rất cần thiết. Những thực phẩm nên tránh dùng sẽ phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh.

  • Người bệnh bị đờm trắng có bọt nên tránh các loại thực phẩm cứng như đậu phộng, hải sản.
  • Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm cay nóng, nướng, hun khói, thực phẩm chứa nhiều chất béo vì dễ làm chán ăn, đầy bụng khó tiêu,...
  • Hạn chế ăn thịt, cá với 1 làm lượng vừa phải.
  • Tuyệt đối không dùng bia rượu và thuốc lá khi mắc bệnh ung thư phổi.
  • Tránh ăn đồ nguội và đồ ăn sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ ăn được chế biến sẵn vì dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.
  • Không nên ăn những thực phẩm sống như: sashimi, sushi,.. do trong các thực phẩm này có thể mang thủy ngân, mầm bệnh như virus viêm gan A không hề có lợi đối với bệnh nhân ung thư.
  • Không ăn các loại rau mầm sống.

Tóm lại, việc mắc ung thư phổi ăn gì tốt còn phụ thuộc từng giai đoạn bệnh cũng như các phương pháp đang điều trị. Để biết chính xác người bệnh ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Nguồn: Vinmec.com